Thị trường bất động sản năm 2020 “bất động” vì Covid-19

17/03/2020

Trải qua năm 2019 với những chật vật , với hi vọng năm 2020 sẽ có những chuyển biến tốt đẹp hơn cho thị trường bất động sản . Thế nhưng , Covid-19 đã chặn đứng hy vọng ngay từ cửa ngõ vào năm mới . Khiến cho nhiều người dự đoán thị trường địa ốc năm 2020 sẽ lại bước tiếp với những khó khăn mới.

Thay đổi những kế hoạch

Virut Corona đã và đang là “hot key” của mọi người trong mọi lĩnh vực hiện nay . Những nổi sợ hãi và lo lắng về đại dịch toàn cầu Covid-19 đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả hoạt động sản xuất và kinh doanh. Trong tất cả ngành nghề chịu ảnh hưởng đó , thị trường bất động sản không thể nào tránh được.

khó khăn của thị trường bất động sản năm 2020
khó khăn của thị trường bất động sản năm 2020

Đặc thù nghề nghiệp

Anh Hùng , giám đốc của một sàn môi giới ở quận 9 cho biết : Theo kế hoạch trước tết đã đặt ra , mùng 6 tết Âm Lịch sẽ khai trương để bắt đầu một năm mới. Thế nhưng , sự bùng nổ của đại dịch virut corona đã làm thay đổi hết mọi dự tính. Đến hiện tại , một số nhân viên xin về quê để tiếp tục “ nghỉ tết” , còn một số khác thì xin làm việc tại nhà. Cũng do những đặc thù của môi giới bất động sản như sau :

  • Gặp mặt khách hàng trao đổi trực tiếp
  • Tổ chức bán sản phẩm phải tập trung đông người đi tham quan
  • Dẫn dắt đoàn người đi qua nhiều địa điểm (có thể hôm nay không nhưng ngày mai lại là ổ dịch)
  • Nhiều dự án tạm dừng lại vì nhiều lí do , nhưng cơ bản nhất vẫn là do virut corona gây ra.
Covid-19 ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản
Covid-19 ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản

Nhu cầu giảm mạnh

Trong tình hình dịch bệnh hiện nay , có nhiều lí do khiến nhu cầu của thị trường bất động sản giảm mạnh.

  • Với tâm lý lo sợ dịch bệnh , rất ít người có tâm trí mà đi mua nhà đất.
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng là phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh Covid-19. Tình trạng các khu du lịch, các khách sạn, resort và khu nhà nghỉ dưỡng ngoại ô giảm mạnh số lượng khách. Do dịch bệnh toàn cầu xuất phát từ Châu Á , nên du khách từ các châu lục khác cũng phải “suy nghĩ” khi lựa chọn để du lịch qua đây. Và sụt giảm lượng lớn khách Trung Quốc cũng là một thực tại đáng buồn.
  • Ông Mauro Gasparotti, giám đốc của Savills Hotels Châu Á Thái Bình Dương cho hay : ngành du lịch rất dễ bị tổn thương do ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh. Trong vài tuần qua, nhiều khách sạn, resort đã và đang nhận yêu cầu hủy phòng số lượng lớn. Không chỉ từ khách công tác, các nhóm khách tập thể, mà còn có các đối tượng khách lẻ.

Thêm nhiều khó khăn cho thị trường bất động sản

Tiếp theo năm 2020, thị trường bất động sản sẽ có thêm khó khăn nào , hãy cùng chúng tôi điểm lại những “điểm tối” này

Pháp lý

  • Pháp lý luôn là một điểm tắt nghẽn lớn của thị trường bất động sản năm 2019 . Là nguyên nhân khiến hàng trăm dự án bị trì trệ, không thể triển khai. Ảnh hưởng trực tiếp nhất là nguồn cung cấp mới ít đi, tạo ra sự khan hiếm dự án và đẩy giá bán lên cao. Vì vậy, nếu trong năm 2020 không tháo gỡ được điểm nghẽn này thì thị trường bất động sản khó mà gượng dậy.
  • Tiêu biểu nhất là vừa mới đây, một đại gia bất động sản ở TPHCM – doanh nghiệp đang nắm trong tay hàng chục dự án bất động sản cỡ lớn – đã phải trình đơn lên Bộ trưởng Bộ Xây Dựng để “cầu cứu”. Mong được tháo gỡ khó khăn cho một dự án của họ, dự án đó đã phải dừng lại suốt hai năm vì bị những vướng mắc về pháp lý. Thậm chí, doanh nghiệp này còn chắc chắn rằng sẽ không còn khả năng thanh khoản nếu không được triển khai dự án này. Và sẽ kéo theo hệ lụy khó lường khi họ không còn thanh khoản được.
  • Còn về bất động sản nghỉ dưỡng, cú shock Cocobay trong đợt cuối năm 2019 đã để lại nhiều nỗi ám ảnh. Nhiều nhà đầu tư dần dần mất niềm tin vào Condotel cho dù đây chính là sản phẩm đứng đầu về số lượng ở những thị trường nghỉ dưỡng nổi tiếng hiện nay như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc…Và pháp lý cũng là lý do khiến các nhà đầu tư quay lưng với Condotel vì chính Condotel chưa có một danh phận “pháp lý” rõ ràng.
danh phận "pháp lý" cũng là một nỗi lo
danh phận “pháp lý” cũng là một nỗi lo

Tín dụng

  • Một nỗi lo lắng khác đã được những doanh nghiệp bất động sản đề cập đến từ lâu. Đó là hệ lụy từ con đường siết vốn tín dụng vào bất động sản của nhà nước.
  • Chi tiết hơn, là theo thông tư 22 của NHNNVN, từ 01/01/2020 đến ngày 30/09/2020 tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được dùng để cho vay trung hạn và dài hạn là 40%. Và từ tháng 10/2020 tỷ lệ này sẽ giảm còn 30%. Bên cạnh việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn, NHNN còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.

Nhiều nhà phân tích bất động sản vẫn luôn lạc quan vào thị trường bất động sản năm 2020. Nhưng với những khó khăn như trên thì rất nhiều người dự đoán thị trường bất động sản sẽ phải tiếp tục bước trên con đường đầy chông gai trong năm 2020 này.

Xem thêm : https://muabanchungcuhcm.net/

17/03/2020

Có thể bạn quan tâm